Sự cố xảy ra với thang máy là điều không thể tránh khỏi, và trong những tình huống đó, các biện pháp cứu hộ thang máy là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Việc biết cách xử lý các tình huống cấp bách và thực hiện các biện pháp cứu hộ một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp là rất quan trọng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng các chuyên gia thang máy HITACHI tìm hiểu về các bước cứu hộ thang máy khi gặp sự cố, giúp các nhân viên bảo trì và người sử dụng thang nắm được kỹ năng cần thiết để đối phó với các tình huống khẩn cấp.

Tím hiểu các bước cứu hộ thang máy khi gặp sự cố từ chuyên gia thang máy HITACHI

Nhan vien cuu ho thang may 1Nhân viên cứu hộ thang máy

Khi đưa một hệ thống thang vào sử dung cho tòa nhà, điều đầu tiên chủ đầu tư cần nghĩ tới là cử người có trách nhiệm điều hành, quản lý tòa nhà đi học lớp huấn luyên cứu hộ thang máy do nhà cung cấp lắp đặt thang máy huấn luyên.

Khi người sử dụng đang trong cabin, xảy ra sự cố như mất điện, cửa thang không mở cửa, ngừng hoạt động v.v… Để đảm bảo an toàn, người sử dụng cần thật bình tĩnh, không hoảng sợ, tuyệt đối không cậy cửa hay người không được huấn luyện cứu hộ đưa ra khỏi thang.

Thang máy có bộ cứu hộ tự động ALP thì người sử dụng đứng đợi trong cabin khoảng 3 phút khi đó thang máy sẽ chuyển sang chế độ cứu hộ tự động, di chuyển về tầng gần nhất và mở cửa. Lúc này người bên trong cabin thang bước ra, tuyệt đối không chen lấn xô đẩy, gây nguy hiểm.

Trường hợp thang không được trang bị bộ cứu hộ ALP khi đó người có trách nhiệm đưa khách ra khỏi cabin bằng cách sử dụng tay đòn trên phòng máy quay tay, điều chỉnh cabin di chuyển đến tầng gần nhất, phẳng tầng và mở cửa cabin cho khách trong cabin thang đi ra. Thông thường tính năng cứu hộ này được trang bị miễn phí cho dòng sản phẩm thang máy HITACHI

Các bước cứu hộ thang máy khi gặp sự cố như sau:

  1. Đóng cầu dao nguồn điện chính của thang máy. Dùng chìa khóa mở cửa tầng gần vị trí thang nhất.
  2. Nếu cabin đang nằm ngay ở cửa tầng này thì mở cửa cabin đưa khách ra ngoài.

Nếu cabin nằm ở giữa hai tầng, người có trách nhiệm, được huấn luyện cứu hộ phải đóng cửa tầng lại sau đó lên phòng máy thực hiện thao tác tiếp theo sau:

Cứu hộ thang máy
Cứu hộ thang máy
  1. Gạt khóa hãm phanh và thả phanh từ từ, sử dụng tay quay quay động cơ điều chỉnh di chuyển cabin đến tầng gần nhất. Trước khi quay cho cabin di chuyển, phải thông báo cho người trong cabin biết để tránh sự hoảng sợ do thang đột ngột hoạt động. Thao tác nhả phanh chậm và cẩn thận trong khi quay để tránh trường hợp thang máy bị trượt.
  2. Khi cabin được điều chỉnh phẳng tầng (do người quay thang điều chỉnh theo vị trí đánh dấu trên cable so với đà máy), chú ý kiểm tra lại hệ thống phanh và đưa về vị trí ban đầu, quay lại mở cửa tầng tại vị trí cabin đang dừng, dùng chìa khóa mở cabin đưa khách ra ngoài.
  3. Sau khi cứu hộ được hoàn tất, người có trách nhiệm cứu hộ đi kiểm tra, đóng kín lại các cửa tầng, cửa cabin. Điểu chỉnh các công tắc trong hộp điều khiển trở về vị trí sẵn sàng hoạt động, đóng lại cầu dao điện chính.
Cứu hộ thang máy
Cứu hộ thang máy

Tạm kết cứu hộ thang máy

Việc nắm được các bước cứu hộ thang máy khi gặp sự cố rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Từ việc kiểm tra và đánh giá tình trạng thang máy, xác định nguyên nhân sự cố, đến thực hiện các biện pháp cứu hộ một cách chuyên nghiệp và an toàn, đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo trì và sử dụng thang.

Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy không chỉ dừng lại ở việc biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp, mà còn cần phải thực hiện các biện pháp đề phòng và bảo trì thường xuyên để tránh các sự cố xảy ra.

Xem thêm:

iconfb iconzalo
iconmb

Gọi ngay

iconms

Facebook Chat

iconzlmb

Zalo Chat