Lắp đặt thang máy là một quy trình phức tạp nhưng quan trọng để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người sử dụng. Quá trình này bao gồm thiết kế, chuẩn bị vật liệu, lắp đặt các bộ phận chính, kiểm tra và bảo trì, đào tạo và hướng dẫn sử dụng. Một thang máy hiện đại và chất lượng tốt sẽ cải thiện tính tiện nghi và giá trị tài sản của một tòa nhà, tạo ra trải nghiệm thuận tiện và an toàn cho người sử dụng và đóng góp vào việc giảm tắc nghẽn trong các tòa nhà chật hẹp của các đô thị hiện đại.
Tím hiểu các bước quy trình lắp đặt thang máy
Lắp đặt thang máy là một quy trình phức tạp và cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Quy trình lắp đặt thang máy bao gồm nhiều bước và yêu cầu sự chuyên nghiệp và kỹ thuật cao từ các chuyên gia lắp đặt.
Trước khi bắt đầu quy trình lắp đặt thang máy, các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá và thiết kế hệ thống thang phù hợp với diện tích và nhu cầu của tòa nhà hoặc công trình xây dựng. Sau đó, các bộ phận của thang máy sẽ được sản xuất và lắp ráp trước khi tiến hành lắp đặt.
Bước đầu tiên trong quy trình lắp đặt thang máy là chuẩn bị nền móng và khung chống rung. Sau đó, các bộ phận của thang sẽ được lắp đặt và kết nối với hệ thống điện và cơ khí của tòa nhà. Tiếp theo, các bộ phận còn lại của thang máy sẽ được lắp đặt và kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.
Sau khi hoàn tất quy trình lắp đặt, các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra và thử nghiệm thang máy để đảm bảo hoạt động đúng cách và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Cuối cùng, thang máy sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư hoặc quản lý tòa nhà với các hướng dẫn về sử dụng và bảo trì.

Tiếp nhận phần thô, kiểm tra phần thô, giám sát thông số thang máy
Trước khi tiến hành thi công, lắp đặt thang máy, nhà thầu thang máy sẽ cử nhân viên có đủ năng lực chuyên môn tới hiện trường kiểm tra tính đầy đủ của điều kiện lắp đặt như: Kích thước giếng thang máy, kích thước phòng máy, chiều cao các tầng, độ sâu hố PIT thang máy, chiều cao tầng trên cùng OH thang máy, kích thước phòng máy, móc treo bảo dưỡng, chiều cao phòng máy, vị trí các lỗ trên phòng máy, số lượng lỗ đó, kích thước lỗ chờ cửa tầng, vị trí của lỗ chờ lắp đặt bảng gọi tầng, vị trí các nguồn điện và Attomat dùng để cắt nguồn điện cho thang.
Việc tiếp nhận giếng thang máy để thi công chỉ được thực hiện khi các điều kiện về kĩ thuật, phục vụ cho việc lắp đặt thang máy được đảm bảo đúng theo thiết kế ban đầu, nếu có sự sai khác so với thiết kế từ phía chủ đầu tư phải được sự đồng ý của nhà thầu cung cấp thang máy.
Lắp đặt sàn thao tác
Lắp dựng sàn thao tác: Lắp dựng sàn thao tác đối với các tầng hầm 1 thấp hơn mặt sàn 300 mm, sàn thao tác tầng 12 được bố trí cách sàn phòng máy 1800 mm.
Khả năng chịu tải của sàn thao tác: Khi tải trọng là 250 kg/m2 thì sàn không được lún.
Lắp đặt phooc và thả dọi
Hệ thống dây dọi trong hố được xác định theo đường trục chuẩn của toà nhà và dùng làm mốc chuẩn cho toàn bộ quá trình lắp dựng thang máy.
Quả dọi phải tối thiểu 5kg (tùy thuộc tổng chiều cao giếng thang) và có biện pháp để giữ chống dao động.
Lắp đặt phooc: Phooc gồm hai phần trên đỉnh hố và dưới đáy hố thang dùng để giữ và định vị hệ thống dây dọi.
Quy trình lắp dựng gồm:
Lắp đặt phooc trên sàn phòng máy.
Thả hai sợi dây dọi dọc theo cửa tầng với khoảng cách hai sợi bằng khoảng chiều rộng cửa tầng đồng thời căn chỉnh theo một đường trục của toà nhà.
Thả dây dọi của ray cabin và ray đối trọng theo dây dọi cửa.
Lắp đặt động cơ và thiết bị phòng máy cho thang máy
Động cơ được định vị trên hệ thống rầm đỡ. Dùng Nivo xác định mặt phẳng rầm đặt động cơ. Sau đó, xác định vị trí Puli động cơ và Puli phụ theo phooc. Dùng vít nở để cố định rầm vào sàn phòng máy.
Lắp đặt tủ điều khiển: cố định tủ điều khiển bằng vít nở xuống sàn phòng máy, lắp máng đi dây và cố định.
Lắp đặt bộ bảo vệ vượt tốc (Governer).
Lắp đặt bộ cứu hộ khi mất điện.
Lắp đặt khung đối trọng cho thang máy
Đối trọng được lắp dưới tầng trệt trong hố thang máy.
Trình tự lắp đặt đối trọng:
Dùng tời hoặc balăng đưa khung đối trọng vào giếng thang máy.
Gá đối trọng vào vị trí ray đối trọng.
Lắp bộ phận dẫn hướng (Guide shoes) để cố định đối trọng.
Lắp đặt, căn chỉnh và cố định các thiết bị cabin (khung cabin, sàn cabin)
Tháo dỡ giàn giáo và dàn thao tác.
Cabin được lắp ở tầng trệt trong hố thang.
Trình tự lắp cabin như sau:
Lắp tời và balăng.
Lắp cơ cấu an toàn (Safety gear), cố định cáp của bộ bảo vệ vượt tốc vào cơ cấu an toàn của khung cabin.
Lắp bộ phận dẫn hướng (Guide shoes).
Lắp sàn cabin: dùng Palang kéo sàn vào vị trí, cố định bu lông sau đó hiệu chỉnh sàn bằng thước và Nivo.
Thả và cố định cáp tải
Cuộn cáp được đặt dưới tầng trệt, đầu cáp được buộc vào móc tời kéo lên từ từ, luồn qua Puly máy kéo và thả xuống nối với đối trọng. Đầu kia được nối với cabin.
Lắp dầm ngăn cách vách giếng thang
Lắp dầm I-200 ngăn vách giếng thang máy, bước đầu tiên cách đáy hố pít 1600 mm, các bước tiếp theo cách nhau 2500 mm, bước cuối cùng cách dầm I đáy phòng máy 500 mm. Mỗi đầu dầm gồm 02 Bracket đỡ phía trên và dưới, được hàn liên kết với dầm thép I.
Tóm lại, quy trình lắp đặt thang máy là một quá trình phức tạp và cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn. Việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn trong quá trình lắp đặt thang máy là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
Xem thêm: Quy trình lắp đặt thang máy phần 2